🟢 Thị trường đang đi lên. Mỗi thành viên trong cộng đồng hơn 120 nghìn người này đều biết họ nên làm gì. Bạn cũng vậy.
Nhận ƯU ĐÃI 40%

Đồng USD quá mạnh khiến hàng loạt nước châu Á phải gồng mình ‘chiến đấu’: Một dữ liệu sắp công bố có thể khiến diễn biến tiền tệ lập tức thay đổi

Ngày đăng 22:47 13/05/2024
Đồng USD quá mạnh khiến hàng loạt nước châu Á phải gồng mình ‘chiến đấu’: Một dữ liệu sắp công bố có thể khiến diễn biến tiền tệ lập tức thay đổi

Trước đà tăng của đồng USD, các quốc gia châu Á đang phải “gồng mình” chống đỡ như thế nào? Chính phủ châu Á hành động mạnh mẽ nhằm hỗ trợ đồng nội tệ

Nikkei Asia đưa tin, các Chính phủ châu Á đang ngày càng hành động mạnh mẽ nhằm hỗ trợ đồng nội tệ trước tình hình USD quá mạnh.

Sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao trong thời gian dài hơn đã khiến các đồng tiền châu Á mất giá đáng kể so với đồng USD.

Theo đó, các nhà hoạch định chính sách châu Á đã và đang phản ứng với đà tăng của đồng bạc xanh ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra cảnh báo bằng lời nói cho tới việc tăng lãi suất. Thậm chí, một số còn được cho là đã can thiệp bằng cách mua đồng nội tệ của họ - một động thái phức tạp có thể làm suy yếu uy tín của Ngân hàng Trung ương.

Các nhà phân tích tiền tệ đang tập trung chờ đợi báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 của Mỹ được công bố vào tối thứ 4, ngày 15/5 tới. Trước đó, dữ liệu tháng 3 cao hơn dự báo đã khiến đồng yên tụt dốc.

Dữ liệu kinh tế quan trọng gần đây của Mỹ là báo cáo việc làm phi nông nghiệp và nó đã yếu hơn dự kiến. Điều này củng cố khả năng Fed giảm lãi suất và từ đó có thể giúp các đồng tiền châu Á “dễ thở” hơn. Tuy nhiên, chỉ riêng điều đó không làm USD sụt giảm, theo Fiona Lim, Chiến lược gia tiền tệ cấp cao tại Maybank ở Singapore nhận định.

Bà cho rằng: “Dữ liệu lạm phát sắp tới của Mỹ thực sự sẽ xác định diễn biến kế tiếp của các đồng tiền châu Á. Trước khi báo cáo được đưa ra, chúng tôi kỳ vọng các đồng tiền châu Á sẽ hồi phục”.

Chỉ khoảng 8,5% các trader dự đoán Fed sẽ giảm lãi suất vào tháng 6/2024, còn xác suất cắt giảm lãi suất vào tháng 7 ở mức 33%, theo CME Group.

Các đồng tiền châu Á mất giá so với USD
Nhật Bản hai lần can thiệp tỷ giá

Đồng yên Nhật Bản là một trong những đồng tiền châu Á bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi nền kinh tế Mỹ mạnh hơn dự kiến.

Các nhà phân tích cho rằng, Chính phủ Nhật Bản dường như đã can thiệp 2 lần trong thời gian gần đây (vào ngày 29/4 và 1/5) để hỗ trợ đồng nội tệ. Trước đợt can thiệp đầu tiên, đồng yên đã mất mốc 160 đổi 1 USD - mức thấp nhất trong 34 năm.

Đà giảm của đồng nội tệ Nhật Bản đến từ chênh lệch lãi suất 5 điểm phần trăm giữa Mỹ và Nhật Bản. Theo Refinitiv, đồng yên đã giao động quanh 155 đổi 1 USD, tức giảm 9,4% so với đầu năm.

Theo Shoki Omori, Chiến lược gia trưởng tại Mizuho Securities, nếu cứ bán USD và mua yên thì Nhật Bản có thể rơi vào tình thế khó khăn nếu không có sự hỗ trợ từ Mỹ.

Trước đó trong tháng 5/2024, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết “chúng tôi kỳ vọng những sự can thiệp này sẽ rất hiếm và việc tham vấn sẽ diễn ra”, nhưng không bình luận về việc liệu Tokyo có can thiệp hay không.

Biên bản họp tháng 4/2024 của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) được công bố tuần trước cho thấy giọng điệu “diều hâu” hơn so với các bình luận trước đó của Thống đốc Kazuo Ueda.

Một số thành viên BoJ nhận thấy khả năng tăng lãi suất nhanh hơn và nhiều thành viên cho rằng NHTW nên giảm nhịp độ mua trái phiếu. Tuy nhiên, chuyên gia Omori kỳ vọng hoạt động bán khống đồng yên sẽ tiếp diễn cho tới khi có sự thay đổi về cơ bản.

Ngoài ra, các nhà đầu tư đang định giá 17,5% khả năng BoJ sẽ tăng lãi suất vào tháng 7 và 25% cho rằng sẽ xảy ra vào tháng 10/2024.

Trước đà tăng của đồng USD, các quốc gia châu Á đã phải “gồng mình” chống đỡ
Dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc giảm

Ở Hàn Quốc, cuối tháng 4/2024, dự trữ ngoại hối đã giảm gần 6 tỷ USD so với tháng 3, theo dữ liệu từ Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK). Một phần nguyên nhân đến từ nỗ lực ngăn chặn đà giảm của đồng won.

Ngân hàng Trung ương nước này cho biết trong một tuyên bố rằng dự trữ ngoại hối giảm là do nhiều yếu tố, bao gồm “các biên pháp ổn định thị trường như hoán đổi tiền tệ với Dịch vụ Hưu trí Quốc gia (NPS)”.

Thị trường đồn đoán Chính phủ Hàn Quốc đã giúp ngăn chặn đà giảm của đồng won thông qua lời cảnh báo trong tháng trước, theo Moon Da Woon - Chuyên gia kinh tế tại Korea Investment & Securities.

Bộ Tài chính và NHTW Hàn Quốc đều can thiệp bằng lời nói trong tháng 4/2024, cảnh báo về biến động tiền tệ nhanh chóng của đồng nội tệ, ngay khi đồng won chạm mức 1.400 đổi 1 USD - mức thấp nhất trong 1,5 năm.

Theo Refinitiv, đồng won đã tăng giá trở lại sau đó, gần đây dao động quanh 1.366,5 đổi 1 USD. Bà Moon cho rằng đồng won sẽ tăng lên mốc 1.200 đổi 1 USD vào cuối năm.

Indonesia tăng lãi suất

Ở Indonesia, NHTW nước này đã bất ngờ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản trong tháng trước nhằm mục đích bảo vệ đồng nội tệ.

Tại cuộc họp báo trong tuần trước, Thống đốc Perry Warjiyo cho biết dữ liệu ám chỉ sẽ không còn đợt tăng lãi suất nào. Ông cam kết sẽ nỗ lực củng cố đồng Rupiah. Sau động thái tăng lãi suất đó, đồng nội tệ Indonesia đã tăng giá lên 16.000 đổi 1 USD từ mức 16.300 đổi 1 USD.

Một trong những đồng tiền ổn định nhất châu Á là đồng Rupee của Ấn Độ, mặc dù đồng tiền này vừa rơi xuống mức thấp kỷ lục so với USD, ở mức 83,739 đổi 1 USD. Đồng tiền này được “quản lý chặt” bởi NHTW Ấn Độ từ tháng 10/2023, dao động trong biên độ hẹp ở mức 83 đổi 1 USD, Rob Carnell, Chuyên gia kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại ING chia sẻ.

Carnell cho biết tất cả Ngân hàng Trung ương và ngân hàng khu vực ở châu Á (trừ Malaysia) đều có dự trữ ngoại hối để chi trả cho hơn 6 tháng nhập khẩu - là ngưỡng dự trữ đủ và được các tổ chức thế giới khuyến nghị.

Đồng Ringgit của Malaysia dao động quanh mức 4,737 đổi 1 USD sau khi rơi xuống đáy 26 năm ở mức 4,7965 trong tháng 2/2024. Đồng tiền này suy yếu vì đồng USD tăng giá, thặng dư tài khoản vãng lai ngày càng giảm của Malaysia và mối tương quan mạnh với đồng Nhân dân tệ (cũng đang suy yếu).

>> Đồng yên giảm mạnh, châu Á có thể sắp bùng nổ chiến tranh tiền tệ mới?

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.